Bằng lái xe hạng D là gì? Lái được xe gì? Có thời hạn bao lâu?

Bằng D lái được xe gì là câu hỏi thắc mắc của khá nhiều người quan tâm đến việc thi sát hạch lấy bằng lái xe ô tô. Để tìm hiểu thêm những thông tin về giấy phép lái xe hạng D, bài viết sau sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp về bằng D. Cùng tham khảo nhé!

Bằng lái xe hạng D là gì?

Bằng lái xe hạng D hay còn được gọi là giấy phép lái xe hạng D là loại bằng lái được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, người lái xe chuyên nghiệp để điều khiển các dòng xe hạng nặng, xe chở khách, xe du lịch với số chỗ ngồi theo quy định. Người có bằng lái xe hạng D có quyền lái xe với mục đích kinh doanh vận tải hoặc không.

Một điểm cần lưu ý đối với bằng lái xe D là người học lái xe ô tô không thể học và đăng ký thi sát hạch trực tiếp để được cấp bằng D. Để sở hữu bằng lái xe hạng D, người lái xe ô tô phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện về số km lái xe an toàn, số năm kinh nghiệm lái xe và thực hiện làm thủ tục nâng hạng bằng lái xe 1 dấu (C lên D) hoặc nâng hạng 2 dấu (B2 lên D).

Điều kiện về kinh nghiệm lái xe và số km an toàn để được nâng dấu từ B2 hoặc C lên bằng D như sau:

C LÊN D B2 LÊN D

– 3 năm kinh nghiệm lái xe;

– 50.000 km lái xe an toàn.

– 5 năm kinh nghiệm lái xe;

– 100.000 km lái xe an toàn

Bằng lái hạng D chạy được xe gì?

Theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, người có bằng lái xe hạng D có thể điều khiển các loại xe ô tô chở người có số chỗ ngồi theo quy định của bằng lái dấu D và các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2, C. Theo đó tài xế có bằng D được phép điều khiển:

  • Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi của lái xe.
  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi của lái xe.
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg.
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg.
  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên.
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên.
  • Tất cả các loại xe ô tô số sàn và số tự động quy định của hạng bằng B1, B2.

Bằng lái dấu D có thể lái xe ô tô chở khách từ 10 đến 30 chỗ ngồi, như vậy người có bằng lái xe ô tô hạng D sẽ dễ dàng hơn với việc xin làm tài xế xe khách, các tuyến xe đường dài bởi hầu hết các loại xe này đều đến 30 chỗ ngồi.

Thời hạn của bằng lái xe hạng D là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về thời hạn của các loại giấy phép lái xe, bằng D sẽ có thời hạn sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp. Bên cạnh đó, giới hạn tuổi cao nhất của người lái xe cũng không áp dụng đối với trường hợp người lái xe có giấy phép lái xe hạng D.

Do đó, người sở hữu bằng lái hạng D cần lưu ý đến mốc thời gian đổi bằng D sắp hết hạn của mình để tránh tình trạng bị mất thời gian và mất phí thi lại bằng lái xe mới do bằng bị quá hạn so với quy định.

Điều kiện đổi bằng lái xe hạng D hết hạn như sau:

  • Nếu bằng lái xe D hết hạn dưới 03 tháng thì người lái xe có thể trực tiếp làm thủ tục xin cấp lại bằng lái xe.
  • Nếu bằng lái xe D hết hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm thì người lái xe phải tham gia sát hạch lại lý thuyết.
  • Nếu bằng lái xe D hết hạn từ 01 năm trở lên thì phải tham gia sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xem thêm

Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe FE cần những gì? Đổi ở đâu? Bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?

Hướng dẫn đổi bằng lái xe FE hết hạn. Đổi sang thẻ nhựa. Đổi Online. …

Gọi hoặc Chat để nhận lịch khai giảng Tháng /

  • Gửi lịch học cập nhật mới nhất tại TP. HCM chi tiết từng quận, huyện
  • Chọn lịch học linh động, tối ưu và phù hợp với thời gian, địa điểm của từng học viên
  • Tư vấn thời gian thuê xe tập lái tối ưu để tiết kiệm chi phí học
  • Báo giá chi tiết từ lúc học, thi đến lúc nhận bằng, chi phí trọn gói không phát sinh
  • Đảm bảo học thực hành lái xe 1 kèm 1 (1 giáo viên kèm 1 học viên)