Bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau? Nên học bằng lái xe nào? Hình thức học và thi sát hạch có khác nhau không?

Bạn đang có dự định học thi lấy bằng lái xe ô tô nhưng còn khá nhiều băn khoăn giữa việc lựa chọn nên học bằng lái xe B1 hay B2, bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau, thi sát hạch bằng lái nào dễ hơn….? Để có thêm thông tin cho sự lựa chọn của mình, bạn hãy tham khảo qua bài viết so sánh giữa bằng lái xe hạng B1 và B2 sau đây nhé.

Bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau?

Giấy phép lái xe hạng B1 và B2 là 02 hạng giấy phép lái xe ô tô phổ biến hiện nay. Cả 02 loại bằng lái xe hạng B này đều giống nhau về độ tuổi học và thi sát hạch là từ 18 tuổi trở lên, đều lái xe ô tô chở người dưới 9 chỗ ngồi và xe tải dưới 3.500 kg. Tuy nhiên, bằng B1 và B2 sẽ có những điểm khác nhau cụ thể như sau:

ĐIỂM KHÁC NHAU BẰNG LÁI XE B1 BẰNG LÁI XE B2
Loại xe được điều khiển  Chỉ được điều khiển loại xe số tự động.

– Được điều khiển cả xe số tự động và số sàn.

– Được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

Thời hạn bằng lái xe

– Đến khi lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam.

– Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.

10 năm kể từ ngày cấp.
Kinh doanh vận tải, hành nghề lái xe Không được hành nghề lái xe, không được tham gia kinh doanh vận tải, chỉ được lái xe cá nhân, gia đình. Được phép hành nghề lái xe như: lái xe taxi, chạy Grab, taxi tải, xe tải dưới 3.500kg.

Nên học bằng lái xe B1 hay B2?

Việc lựa chọn học thi sát hạch bằng lái xe B1 hay B2 sẽ cần căn cứ vào nhiều yếu tố như: mục đích, nhu cầu lái xe, sở thích, thời gian, tài chính, sức khoẻ… Vì vậy, để quyết định nên học thi loại bằng lái xe ô tô hạng B nào, bạn cần cân nhắc dựa vào nhu cầu và khả năng của bản thân để có sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Nhìn chung bằng B2 ngoài việc được lái xe gia đình thì bạn còn có thể sử dụng để tham gia hành nghề lái xe và được điều khiển cả loại xe số tự động cũng như số sàn. Vì vậy, nếu bạn muốn cơ hội sử dụng bằng lái xe ô tô của mình được rộng hơn, không bị giới hạn trong việc chỉ lái xe cá nhân, gia đình thì nên học bằng lái B2. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là bằng B2 có thời hạn sử dụng 10 năm, nên bạn cần nhớ mốc thời gian này để đi làm thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe ô tô cho đúng hạn.

Mặt khác, nếu bạn chỉ lái xe gia đình và không có ý định kinh doanh vận tải hay hành nghề lái xe hay bạn có xe ô tô số tự động, thích lái xe số tự động hơn số sàn… thì nên xem xét việc đăng ký học thi sát hạch bằng lái ô tô hạng B1.

Hình thức học và thi sát hạch bằng B1 và B2 có khác nhau không?

Sau đây là thông tin so sánh việc học và thi sát hạch giữa bằng B1 và bằng B2 để bạn có thể tham khảo:

ViecLamVui tổng hợp các mốc thời gian quan trọng trong quá trình đăng ký học và thi bằng lái xe B2 ➤ Xem ngay: Học Lái Xe B2 Bao Lâu

  BẰNG LÁI XE B1 BẰNG LÁI XE B2
Thời gian học

Thời gian đào tạo bằng B1 theo quy định là 476 giờ (136 giờ lý thuyết và 340 giờ thực hành).

– Học lý thuyết:

  • Học về nút điều khiển;
  • Cách sử dụng các điều hướng trên xe;
  • Những yêu cầu trong quá trình điều khiển và lái xe;
  • Học luật giao thông trong lái xe ô tô.

– Học thực hành:

  • Thực hành các bài thi sa hình;
  • Học lái xe đường trường.

Thời gian đào tạo bằng B2 theo quy định là 588 giờ (168 giờ lý thuyết và 420 giờ thực hành).

– Học lý thuyết:

  • Bộ đề 600 câu hỏi luật giao thông đường bộ;
  • Quy tắc lái xe;
  • Cấu tạo và cách sửa chữa xe thông thường;
  • Nghiệp vụ vận tải;
  • Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông;
  • Kỹ thuật lái xe.

– Học thực hành: Được tập các bài tập sau:

  • Bài 1: Tập lái tại chỗ không nổ máy
  • Bài 2: Tập lái xe tại chỗ có nổ máy
  • Bài 3: Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái)
  • Bài 4: Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép; tiến lùi theo hình chữ chi (sân tập lái)
  • Bài 5:Tập lái xe trên đường bằng
  • Bài 6: Tập lái trên đường đèo núi
  • Bài 7: Tập lái xe trên đường phức tạp
  • Bài 8: Tập lái ban đêm
  • Bài 9: Tập lái xe có tải
  • Bài 10: Tập lái trên đường với xe ô tô số tự động (thực hiện sau khi học viên học xong các bài tập có số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5 và 6)
  • Bài 11: Bài tập lái tổng hợp
Thi sát hạch lý thuyết
  • Sẽ có tổng số 30 câu hỏi được lấy ngẫu nhiên từ bộ đề 600 câu
  • Thời gian làm bài: 20 phút.
  • Mỗi câu hỏi trong đề sát hạch có từ 02 đến 04 ý trả lời và chỉ có 01 ý trả lời đúng nhất.
  • Trong số các câu hỏi, có 01 câu trả lời sai (câu hỏi điểm liệt) sẽ bị truất quyền sát hạch. 
  • Các câu còn lại, mỗi câu tính 01 điểm.
  • Kết thúc bài thi, thí sinh đạt 27/30 điểm trở lên và không sai câu hỏi điểm liệt là ĐẠT.
  • Sẽ có tổng số 35 câu hỏi được lấy ngẫu nhiên từ bộ đề 600 câu.
  • Thời gian làm bài: 22 phút.
  • Mỗi câu hỏi trong đề sát hạch có từ 02 đến 04 ý trả lời và chỉ có 01 ý trả lời đúng nhất.
  • Trong số các câu hỏi, có 01 câu trả lời sai (câu hỏi điểm liệt) sẽ bị truất quyền sát hạch.
  • Các câu còn lại, mỗi câu tính 01 điểm.
  • Kết thúc bài thi, thí sinh đạt 32/35 điểm trở lên và không sai câu hỏi điểm liệt là ĐẠT.
Thi sát hạch thực hành

– Bài thi sa hình: thực hiện liên hoàn 11 bài gồm:

  • Bài 1: Xuất phát
  • Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
  • Bài 3: Dừng xe, khởi hành trên dốc lên (thường gọi là đề pa lên dốc)
  • Bài 4: Đi xe qua hàng đinh, qua đường vuông góc (chữ Z)
  • Bài 5: Đi xe qua ngã 4 có tín hiệu điều khiển giao thông.
  • Bài 6: Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S)
  • Bài 7: Ghép xe dọc (lùi nhà xe)
  • Bài 8: Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt
  • Bài 9: Tăng tốc tăng số.
  • Bài 10: Ghép xe ngang – đỗ xe song song
  • Bài 11: Kết thúc.

Thời gian thực hiện:  18 phút

Thang điểm: 100 điểm

Điểm đạt: Từ 80 điểm trở lên     

– Bài thi lái xe trên đường:

  • Thi sát hạch trên xe có gắn thiết bị điện tử chấm điểm tự động và có 01 sát hạch viên trên xe.
  • Thực hiện bài thi lái xe trên đường giao thông công cộng, dài tối thiểu 02km, có đủ tình huống theo quy định.
  • Các bài thực hiện: Khởi hành theo hiệu lệnh “Bắt đầu” phát ra trên loa của xe thi sát hạch và thí sinh thực hiện các thao tác “Tăng số”, “Giảm số”, “Kết thúc” khi có hiệu lệnh trên loa của xe.

Thang điểm: 100 điểm

Điểm đạt: Từ 80 điểm trở lên.

– Bài thi sa hình: thực hiện liên hoàn 11 bài gồm:

  • Bài 1: Xuất phát
  • Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
  • Bài 3: Dừng xe, khởi hành trên dốc lên (thường gọi là đề pa lên dốc)
  • Bài 4: Đi xe qua hàng đinh, qua đường vuông góc (chữ Z)
  • Bài 5: Đi xe qua ngã 4 có tín hiệu điều khiển giao thông.
  • Bài 6: Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S)
  • Bài 7: Ghép xe dọc (lùi nhà xe)
  • Bài 8: Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt
  • Bài 9: Tăng tốc tăng số.
  • Bài 10: Ghép xe ngang – đỗ xe song song
  • Bài 11: Kết thúc.

Thời gian thực hiện:  18 phút

Thang điểm: 100 điểm

Điểm đạt: Từ 80 điểm trở lên     

– Bài thi lái xe trên đường:

  • Thi sát hạch trên xe có gắn thiết bị điện tử chấm điểm tự động và có 01 sát hạch viên trên xe 
  • Thực hiện bài thi lái xe trên đường giao thông công cộng, dài tối thiểu 02km, có đủ tình huống theo quy định
  • Các bài thực hiện: Khởi hành theo hiệu lệnh “Bắt đầu” phát ra trên loa của xe thi sát hạch và thí sinh thực hiện các thao tác “Tăng số”, “Giảm số”, “Kết thúc” khi có hiệu lệnh trên loa của xe.

Thang điểm: 100 điểm

Điểm đạt: Từ 80 điểm trở lên.

CÂU HỎI VỀ BẰNG LÁI XE B1

CÂU HỎI VỀ BẰNG LÁI XE B2

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xem thêm

9 trường hợp bắt buộc phải đổi bằng lái xe ô tô

Luật Giao thông đường bộ 2008 và Thông tư 12/2017/TT-BGTVT nêu rõ 9 trường hợp …

Gọi hoặc Chat để nhận lịch khai giảng Tháng /

  • Gửi lịch học cập nhật mới nhất tại TP. HCM chi tiết từng quận, huyện
  • Chọn lịch học linh động, tối ưu và phù hợp với thời gian, địa điểm của từng học viên
  • Tư vấn thời gian thuê xe tập lái tối ưu để tiết kiệm chi phí học
  • Báo giá chi tiết từ lúc học, thi đến lúc nhận bằng, chi phí trọn gói không phát sinh
  • Đảm bảo học thực hành lái xe 1 kèm 1 (1 giáo viên kèm 1 học viên)