Hướng dẫn đổi bằng lái xe B2 hết hạn. Đổi sang thẻ nhựa. Đổi Online. Đổi cũ sang mới. Đổi bằng lái xe cho người nước ngoài.
Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe B2 cần những gì?
Để thực hiện thủ tục đổi bằng lái B2, người lái xe cần chuẩn bị những giấy tờ gồm: bản sao CMND hoặc thẻ CCCD hoặc hộ chiếu; bản sao GPLX hạng B2; giấy chứng nhận sức khoẻ còn thời hạn; hồ sơ gốc của bằng lái xe (không bắt buộc), đồng thời khai đầy đủ thông tin trong đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định. Sau đây là hướng dẫn thủ tục đổi giấy phép lái xe hạng B2 hết hạn, đổi sang thẻ nhựa (PET), đổi cũ sang mới, đổi bằng lái xe cho người nước ngoài, đổi bằng lái xe online và trực tiếp.
Quy trình đăng ký Học Thi Bằng Lái Xe Ô tô B2 mới nhất ➤ Xem ngay: Đăng Ký Học Lái Xe B2
Thủ tục đổi bằng lái xe B2 online
Hướng dẫn đổi bằng lái B2 qua website của Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Bước 1: Truy cập vào trang web của Tổng cục đường bộ Việt Nam https://dichvucong.gplx.gov.vn/faces/registration/home.xhtml
Bước 2: Chọn Loại thủ tục hành chính > Chọn cơ quan giải quyết ở địa phương > Chọn địa điểm tiếp nhận > Đăng ký trực tuyến
Lưu ý:
Thủ tục hành chính:
- Dịch vụ công cấp độ 3 đổi GPLX: Áp dụng đối với người có Giấy phép lái xe do ngành GTVT quản lý, còn thời hạn hoặc quá hạn dưới 3 tháng.
- Dịch vụ công cấp độ 4 cấp GPLX Quốc tế: Người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có GPLX quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET, còn giá trị sử dụng.
Cơ quan giải quyết: Chọn Sở Giao thông vận tải ở tỉnh/thành của mình hoặc khu vực mình sinh sống gần nhất.
Địa điểm tiếp nhận: Tùy vào cơ quan bạn chọn lựa mà sẽ có một địa chỉ tiếp nhận khác nhau.
Bước 3: Nhập thông tin hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe qua mạng
Mục “Thông tin giấy phép lái xe”:
Tại đây, người lái xe sẽ phải nhập số giấy phép lái xe quốc gia, nhập cả phần số và chữ. Nhấn “Tìm kiếm” để tiếp tục.
Sẽ xảy ra 02 trường hợp
- Nếu tìm thấy, thông tin của bạn sẽ hiện lên, hệ thống sẽ tự điền những thông tin khác (tên, địa chỉ,…) vào các mục.
- Nếu không tìm thấy, thì bạn không thể đăng ký được, cũng có nghĩa là bạn không thể đổi bằng lái B2 qua mạng. Người đổi bằng phải đến trực tiếp cơ quan chức năng để giải quyết.
Mục “Thông tin yêu cầu thay đổi”:
Nhập vào mục này nếu người lái xe muốn thay đổi thông tin về số CMND/CCCD, địa chỉ nơi cư trú hay thường trú. Nếu không muốn thay đổi thông tin thì bỏ qua mục này.
Lưu ý: Khi nhập thông tin ‘Nơi cư trú’, cần nhập tên Phường/Xã sau đó chọn từ danh sách hiển thị. Khi nhập thông tin ‘Địa chỉ chi tiết’, nhập số nhà, ngõ/ngách, tên đường. Nếu hệ thống tìm không thấy, nghĩa là bạn nhập chưa đúng.
Mục “Thành phần hồ sơ”:
Đính kèm file dữ liệu dạng ảnh chụp hoặc dạng docx, xls, xlsx, pdf, png, jpg, jpeg, gif (dung lượng file không lớn hơn 5MB) vào các ô GPLX, CMND, giấy khám sức khỏe tương ứng. Có thể chụp ảnh hoặc dùng file scan để đính kèm.
Mục này gồm 3 loại văn bản, đây cũng chính là các loại giấy tờ để các bạn mang đến khi làm thủ tục đổi GPLX.
Mục “Thời gian đăng ký xử lý”:
Chọn ngày giờ muốn đăng ký đến cơ quan giải quyết để làm nốt thủ tục. Nếu khung thời gian người lái xe chọn lựa có nhiều người cùng đăng ký trước thì bạn sẽ nhận được thông báo về việc quá tải. Lúc này người đổi bằng chỉ cần chọn một khung giờ khác là được.
Mục “Thông tin liên hệ”:
Ở mục này, bạn cần nhập thông tin chính xác vào các ô có nút (*). Đây là những thông tin mà cơ quan cấp đổi giấy lái phép lái xe sẽ dùng để liên lạc với bạn. Vì vậy cần nhập thông tin chính xác.
Sau khi nhập đủ dữ liệu vào các ô có đánh dấu (*), bạn kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo tính chính xác của thông tin. Nếu đảm bảo thông tin đã đúng chính xác, chọn ”Đăng Ký” để nộp hồ sơ.
Bước 4: Gửi hồ sơ
Nếu đăng ký thành công, bạn sẽ nhận được ngay một mã xác thực gửi về email hoặc số điện thoại vừa điền ở mục liên hệ. Bạn lấy mã xác thực rồi điền vào ô trống hiển thị ở màn hình và nhấn vào nút “Gửi hồ sơ”.
Sau đó, tiếp tục sẽ có 1 hộp thoại hiện ra yêu cầu bạn nhập mã xác thực một lần nữa. Thực hiện hoàn tất, bạn sẽ nhận được thông báo như sau: “Bạn đã đăng ký trực tuyến hồ sơ thành công! Vui lòng lưu lại mã hồ sơ và mã xác thực để tra cứu tiến độ xử lý hồ sơ ”.
Bước 5: Tra cứu tiến độ hồ sơ
Sau khi đã xác thực thành công, sau 2 đến 3 ngày, người lái xe nên vào trang web đổi GPLX của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để tra cứu tiến độ.
– Nhấn vào nút “Tra cứu tiến độ hồ sơ”
– Nhập lại mã hồ sơ và số điện thoại đã nộp, bạn có thể tìm lại thông tin trong email đã nhận. Sau đó nhấn vào nút ”Tìm kiếm”.
Trong phần kết quả, nếu tình trạng hồ sơ ghi là “Đã xác nhận” nghĩa là cán bộ đã chấp nhận hồ sơ bạn gửi qua mạng là hợp lệ. Bạn cũng sẽ nhận được email thông báo nếu hồ sơ đã được xác nhận cũng như chi tiết lịch hẹn đã được xử lý.
Bước 6: Đến nơi hẹn, hoàn tất thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe qua mạng
Sau khi hồ sơ được xác nhận lịch hẹn, người đổi bằng B2 chỉ cần theo đúng giờ được hẹn và mang giấy Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu (đối với người nước ngoài) để đối chiếu và mang theo đầy đủ hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị đổi cấp lại giấy phép lái xe;
Bản sao giấy phép lái xe hiện đang sử dụng; - Giấy chứng nhận sức khỏe phù hợp với hạng xe được lái do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
Lưu ý:
- Nếu đến ngày giờ hẹn mà bạn có việc bận đột xuất không thể đến được, hệ thống sẽ tự gửi thông báo từ chối qua email. Để hẹn lại lịch, bạn chỉ cần vào mục “Tra cứu tiến độ hồ sơ” rồi sửa lịch hẹn, sau đó nhấn “Lưu” và gửi.
- Bạn chỉ được phép sửa tối đa 3 lần, sau đó nếu vẫn không đến đúng hẹn thì phải làm thủ tục đăng ký lại từ đầu.
Thủ tục đổi giấy phép lái xe B2 trực tiếp
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ gồm các giấy tờ:
- Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định;
- Bản sao bằng lái xe B2;
- Bản sao giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
- Giấy chứng nhận sức khoẻ của người lái xe phù hợp với hạng bằng lái do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo mẫu quy định;
- Hồ sơ thi GPLX gốc (không bắt buộc)
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải tại Tỉnh/thành phố nơi sinh sống và làm việc. Khi đến nộp hồ sơ, người đổi bằng được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh và phải xuất trình các bản chính của những giấy tờ đã nộp trong hồ sơ để đối chiếu.
Bước 3: Nộp lệ phí theo quy định và nhận giấy hẹn
Bước 4: Đúng ngày hẹn, đến xuất trình CMND/CCCD/Hộ chiếu, giấy hẹn và nhận bằng lái xe B2 mới
Đổi bằng lái xe B2 ở đâu?
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo quy định, người đổi bằng lái xe B2 có thể nộp hồ sơ đổi GPLX tại một trong những địa điểm sau:
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp GPLX;
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở GTVT nơi sinh sống, làm việc;
- Trung tâm phục vụ hành chính công của Tỉnh, Thành phố thuộc Trung ương;
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Đổi bằng lái xe B2 bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Thông tư 188/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, lệ phí đổi giấy phép lái xe hạng B2 là 135.000 đồng/lần. Lệ phí này áp dụng cho cả hình thức nộp trực tiếp và trực tuyến.
Thời gian đổi bằng lái xe B2 là bao lâu?
Thông tư 12/2017/TT-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành năm 2017 (sửa đổi bởi Thông tư 38/2019/TT-BGTVT) quy định “Thời gian đổi giấy phép lái xe không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định;…”
Như vậy, trong 05 ngày làm việc (không tính thứ 7, chủ nhật, ngày lễ, Tết) kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật, cơ quan chức năng có trách nhiệm đổi bằng lái xe B2 mới cho người dân. Khi thực hiện đổi bằng lái B2 mới, cơ quan cấp giấy phép lái xe sẽ thực hiện cắt góc giấy phép lái xe cũ (trừ giấy phép lái xe do nước ngoài cấp) và giao cho người lái xe bảo quản.
CÂU HỎI VỀ BẰNG LÁI XE B2
- Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe B2 cần những gì? Đổi ở đâu? Bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?
- Thi lý thuyết bằng lái xe B2 có khó không? Bao nhiêu câu thì đậu? Mẹo học và thi lý thuyết nhanh dễ dàng
- Quy định thi lại bằng lái xe B2 được thi lại mấy lần? Hết bao nhiêu tiền? Thời gian bao lâu?
- Làm lại bằng lái xe B2 cần những gì? Làm ở đâu? Bao nhiêu tiền?
- Học bằng lái xe B2 học phí bao nhiêu? Bao lâu có bằng? Hồ sơ thủ tục bao gồm những gì?
- Bằng lái xe B2 và C khác gì nhau? Nên học bằng lái xe nào? Hình thức học và thi sát hạch có khác nhau không?
- Bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau? Nên học bằng lái xe nào? Hình thức học và thi sát hạch có khác nhau không?
- Bằng lái xe B2 là gì? Lái được xe gì? Có thời hạn bao lâu?
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe A1 cần những gì? Đổi ở đâu? Bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?
- Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe A2 cần những gì? Đổi ở đâu? Bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?
- Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe A3 cần những gì? Đổi ở đâu? Bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?
- Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe A4 cần những gì? Đổi ở đâu? Bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?
- Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe B1 cần những gì? Đổi ở đâu? Bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?
- Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe B11 cần những gì? Đổi ở đâu? Bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?
- Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe B12 cần những gì? Đổi ở đâu? Bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?
- Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe B2 cần những gì? Đổi ở đâu? Bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?
- Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe hạng C cần những gì? Đổi ở đâu? Bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?
- Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe D cần những gì? Đổi ở đâu? Bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?
- Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe hạng E cần những gì? Đổi ở đâu? Bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?
- Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe F cần những gì? Đổi ở đâu? Bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?
- Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe FB2 cần những gì? Đổi ở đâu? Bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?
- Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe FC cần những gì? Đổi ở đâu? Bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?
- Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe FD cần những gì? Đổi ở đâu? Bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?
- Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe FE cần những gì? Đổi ở đâu? Bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?