Bằng lái dấu C khác hay giống B1? Nên học bằng lái xe nào? Hình thức học và thi sát hạch có khác nhau không?

Trong hệ thống giấy phép lái xe của Việt Nam, bằng lái xe sẽ được phân theo các hạng khác nhau. Mỗi hạng bằng lái xe sẽ có những điểm khác nhau về việc học và thi sát hạch, các loại phương tiện được điều khiển… Để tìm hiểu về sự khác nhau của bằng lái xe hạng C và bằng B1, bạn có thể tham khảo thêm bài viết so sánh sau.

Bằng lái dấu C khác hay giống B1

Bằng lái dấu C và bằng lái hạng B1 là 02 loại giấy phép lái xe hoàn toàn khác nhau. Có thể so sánh bằng lái xe hạng C và bằng B1 qua những điểm khác biệt cụ thể sau:

ĐIỂM KHÁC NHAU BẰNG LÁI XE HẠNG C BẰNG LÁI XE HẠNG B1
Độ tuổi học và thi sát hạch Từ đủ 21 tuổi trở lên. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Loại xe được điều khiển
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
  • Chỉ được điều khiển loại xe số tự động.
  • Ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Ô tô tải có tải trọng thiết kế dưới 3500kg;
  • Ô tô dùng cho người khuyết tật.
Thời hạn bằng lái xe Có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp
  • Đến khi lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam.
  • Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam học thi sát hạch thì giấy phép lái xe có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
Kinh doanh vận tải, hành nghề lái xe Được hành nghề lái xe, kinh doanh vận tải Không được hành nghề lái xe, không được tham gia kinh doanh vận tải, chỉ được lái xe cá nhân, gia đình.

Nên học bằng lái dấu C hay B1?

Bằng lái xe hạng C và bằng lái hạng B1 có những điểm khác biệt rõ rệt. Bằng lái dấu C còn được gọi là bằng lái xe tải, còn bằng lái B1 chỉ là bằng lái ô tô sử dụng để điều khiển ô tô cá nhân, gia đình. Với tính chất khác nhau của 02 loại giấy phép lái xe này thì việc lựa chọn học bằng lái C hay B1 sẽ cần xem xét theo nhu cầu cá nhân, mục đích học lái xe, khả năng tài chính, sức khoẻ.

Nếu bạn có ý định kinh doanh vận tải hoặc làm công việc liên quan đến vận chuyển hàng hoá, hành nghề lái xe thì việc lựa chọn học bằng lái xe hạng C là phù hợp. Người lái xe sở hữu bằng lái dấu C sẽ dễ kiếm công việc tài xế vận tải hàng hoá hơn các loại bằng lái xe ô tô hạng thấp hơn hoặc có thể tự kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, để được cấp bằng lái dấu C, người lái xe phải thi sát hạch nâng hạng bằng lái từ giấy phép lái xe hạng B2 còn thời hạn sử dụng.

Trường hợp bạn chỉ lái xe cá nhân hay gia đình, bạn là nữ, người khuyết tật, hoặc đã quen với việc lái xe số tự động, có xe ô tô số tự động, thích chạy xe số tự động…, bạn có thể tìm hiểu và đăng ký học thi sát hạch bằng lái xe B1 để có được giấy phép lái xe hạng B1 phục vụ cho nhu cầu cá nhân của mình.

Hình thức học và thi sát hạch bằng lái dấu C và B1 có khác nhau không?

Bằng lái xe hạng C là một trong các hạng giấy phép lái xe hạng nặng nên việc học và thi sát hạch bằng lái dấu C chắc chắn sẽ có những yêu cầu khắt khe hơn. Để được cấp bằng lái dấu C, người lái xe phải có bằng B2 và đáp ứng được điều kiện về số năm kinh nghiệm lái xe cũng như số km lái xe an toàn. Cùng tìm hiểu sự khác nhau trong việc học và thi sát hạch bằng lái xe hạng C và bằng B1 sau đây nhé:

  BẰNG LÁI XE HẠNG C BẰNG LÁI XE HẠNG B1
Thời gian học

Thời gian đào tạo bằng C theo quy định là 920 giờ (học lý thuyết 168 giờ, học thực hành lái xe 752 giờ).

– Học lý thuyết:

  • Pháp luật giao thông đường bộ;
  • Cấu tạo và sửa chữa thông thường;
  • Nghiệp vụ vận tải;
  • Đạo đức người lái xe và văn hoá giao thông;
  • Kỹ thuật lái xe.

Học thực hành: Các bài học thực hành cần nắm:

  • Tập lái tại chỗ số nguội (ko nổ máy).
  • Tập lái xe tại chỗ số nóng (có nổ máy).
  • Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái).
  • Tập lái xe trên đường bằng (sân tập lái).
  • Tìm hiểu về xe ô tô, các nút điều khiển, động cơ, đánh lái tại chỗ.
  • Đi đường thẳng, rẽ trái, rẽ phải, quay đầu xe.
  • Đậu xe sát lề, canh lề trái, canh lề phải như thế nào.
  • Kỹ năng leo dốc, leo cầu.
  • Xử lý tình huống tại khúc cua quẹo.
  • Xử lý tình huống tại nơi đông người.
  • Học lái xe ngoài đường đông người trong thành phố sau khi đã vững tay lái.
  • Học sa hình vững với 11 bài thi.
  • Ôn thi bằng xe có gắn thiết bị cảm ứng trước ngày thi để học viên quen với sân thi và xe thiết bị. 

Thời gian đào tạo bằng B1 theo quy định là 476 giờ (136 giờ lý thuyết và 340 giờ thực hành)

– Học lý thuyết:

  • Học về nút điều khiển;
  • Cách sử dụng các điều hướng trên xe;
  • Những yêu cầu trong quá trình điều khiển và lái xe;
  • Học luật giao thông trong lái xe ô tô.

– Học thực hành:

  • Thực hành các bài thi sa hình;
  • Học lái xe đường trường.
Thi sát hạch lý thuyết
  • Sẽ có tổng số 40 câu hỏi được lấy ngẫu nhiên từ bộ đề 600 câu.
  • Thời gian làm bài: 24 phút.
  • Mỗi câu hỏi trong đề sát hạch có từ 02 đến 04 ý trả lời và chỉ có 01 ý trả lời đúng nhất.
  • Trong số các câu hỏi, có 01 câu trả lời sai (câu hỏi điểm liệt) sẽ bị truất quyền sát hạch.
  • Các câu còn lại, mỗi câu tính 01 điểm.
  • Kết thúc bài thi, thí sinh đạt 36/40 điểm trở lên và không sai câu hỏi điểm liệt là ĐẠT.
  • Sẽ có tổng số 30 câu hỏi được lấy ngẫu nhiên từ bộ đề 600 câu.
  • Thời gian làm bài: 20 phút.
  • Mỗi câu hỏi trong đề sát hạch có từ 02 đến 04 ý trả lời và chỉ có 01 ý trả lời đúng nhất.
  • Trong số các câu hỏi, có 01 câu trả lời sai (câu hỏi điểm liệt) sẽ bị truất quyền sát hạch. 
  • Các câu còn lại, mỗi câu tính 01 điểm.
  • Kết thúc bài thi, thí sinh đạt 27/30 điểm trở lên và không sai câu hỏi điểm liệt là ĐẠT. 
Thi sát hạch thực hành

– Bài thi sa hình: thực hiện liên hoàn 11 bài gồm:

  • Bài 1: Xuất phát
  • Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
  • Bài 3: Dừng xe, khởi hành trên dốc lên (thường gọi là đề-pa lên dốc)
  • Bài 4: Đi xe qua hàng đinh
  • Bài 5: Đi xe qua đường vuông góc (chữ Z)
  • Bài 6: Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S)
  • Bài 7: Ghép xe vào nơi đỗ theo chiều dọc (lùi chuồng)
  • Bài 8: Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt
  • Bài 9: Tăng tốc, tăng số
  • Bài 10: Tình huống nguy hiểm
  • Bài 11: Kết thúc

Thời gian thực hiện:  18 phút

Thang điểm: 100 điểm

Điểm đạt: Từ 80 điểm trở lên 

– Bài thi lái xe trên đường trường:

  • Thi sát hạch trên xe có gắn thiết bị điện tử chấm điểm tự động và có 01 sát hạch viên trên xe. 
  • Thực hiện bài thi lái xe trên đường giao thông công cộng, dài tối thiểu 02km, có đủ tình huống theo quy định
  • Hoàn thành đầy đủ các nội dung: Xuất phát; Vào số, tăng tốc độ, tăng số trên đường trường; Giảm số, giảm tốc độ trên đường trường; Dừng xe và kết thúc bài thi.

Thang điểm: 100 điểm

Điểm đạt: Từ 80 điểm trở lên.

– Bài thi sa hình: thực hiện liên hoàn 11 bài gồm:

  • Bài 1: Xuất phát
  • Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
  • Bài 3: Dừng xe, khởi hành trên dốc lên (thường gọi là đề pa lên dốc)
  • Bài 4: Đi xe qua hàng đinh, qua đường vuông góc (chữ Z)
  • Bài 5: Đi xe qua ngã 4 có tín hiệu điều khiển giao thông.
  • Bài 6: Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S)
  • Bài 7: Ghép xe dọc (lùi nhà xe)
  • Bài 8: Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt
  • Bài 9: Tăng tốc tăng số.
  • Bài 10: Ghép xe ngang – đỗ xe song song
  • Bài 11: Kết thúc.

Thời gian thực hiện:  15 phút

Thang điểm: 100 điểm

Điểm đạt: Từ 80 điểm trở lên     

– Bài thi lái xe trên đường:

  • Thi sát hạch trên xe có gắn thiết bị điện tử chấm điểm tự động và có 01 sát hạch viên trên xe 
  • Thực hiện bài thi lái xe trên đường giao thông công cộng, dài tối thiểu 02km, có đủ tình huống theo quy định.
  • Các bài thực hiện: Khởi hành theo hiệu lệnh “Bắt đầu” phát ra trên loa của xe thi sát hạch và thí sinh thực hiện các thao tác “Tăng số”, “Giảm số”, “Kết thúc” khi có hiệu lệnh trên loa của xe.

Thang điểm: 100 điểm

Điểm đạt: Từ 80 điểm trở lên.

CÂU HỎI VỀ BẰNG LÁI XE B1

CÂU HỎI VỀ BẰNG LÁI XE HẠNG C

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xem thêm

Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe FE cần những gì? Đổi ở đâu? Bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?

Hướng dẫn đổi bằng lái xe FE hết hạn. Đổi sang thẻ nhựa. Đổi Online. …

Gọi hoặc Chat để nhận lịch khai giảng Tháng /

  • Gửi lịch học cập nhật mới nhất tại TP. HCM chi tiết từng quận, huyện
  • Chọn lịch học linh động, tối ưu và phù hợp với thời gian, địa điểm của từng học viên
  • Tư vấn thời gian thuê xe tập lái tối ưu để tiết kiệm chi phí học
  • Báo giá chi tiết từ lúc học, thi đến lúc nhận bằng, chi phí trọn gói không phát sinh
  • Đảm bảo học thực hành lái xe 1 kèm 1 (1 giáo viên kèm 1 học viên)