Học bằng lái xe C học phí bao nhiêu? Bao lâu có bằng? Hồ sơ thủ tục bao gồm những gì?

Bằng lái xe C cấp phép cho tài xế hành nghề lái xe trên dòng xe hạng nặng. Để học bằng lái hạng C, học phí bao nhiêu, thi bằng lái C bao lâu thì có bằng, hồ sơ thủ tục đăng ký thi sát hạch thế nào? Hãy tham khảo chi tiết trong bài viết sau.

Học bằng lái xe C học phí bao nhiêu?

Tuỳ vào trung tâm dạy lái xe nơi bạn đăng ký học mà mức lệ phí học bằng lái xe C sẽ có sự chênh lệch. Học phí học và thi sát hạch giấy phép lái xe hạng C tại các cơ sở đào tạo, trung tâm dạy lái xe hiện nay trung bình khoảng từ 13.000.000 đồng – 18.000.000 đồng/khoá học. Học phí trọn gói khoá học lái xe bằng C sẽ bao gồm những chi phí sau:

  • Lệ phí đăng ký hồ sơ: 7.000.000 đồng – 8.000.000 đồng (đã bao gồm hồ sơ, học luật, học mô hình thực tế ảo).
  • Lệ phí học thực hành: 2.000.0000 đồng – 2.500.000 đồng (đã bao gồm xăng xe, sân bãi, công thầy trong quá trình học lái trên sân tập).
  • Lệ phí khám sức khỏe: 300.000 đồng – 500.000 đồng/lần khám (thời hạn sử dụng 06 tháng, hết 06 tháng là phải khám sức khỏe lại).
  • Lệ phí thi chứng chỉ nghề sơ cấp: 150.000 đồng.
  • Lệ phí học xe chip: 300.000 đồng – 350.000 đồng/giờ.
  • Chi phí lệ phí thi sát hạch lý thuyết lái xe hạng C: 90.000 đồng/lần.
  • Chi phí lệ phí thi sát hạch sa hình lái xe hạng C: 300.000 đồng/lần.
  • Chi phí lệ phí thi sát hạch đường trường lái xe hạng C: 60.000 đồng/lần.
  • Chi phí lệ phí cấp bằng lái xe hạng C: 135.000 đồng.

Tuy nhiên, nếu bạn đã biết lái xe hoặc có bằng B2 còn thời hạn, bạn chỉ cần đăng ký thi sát hạch giấy phép lái xe hạng C thì mức chi phí làm hồ sơ đăng ký thi sát hạch có thể thấp hơn và tuỳ thuộc vào từng trung tâm.

Thi bằng lái ô tô hạng C bao lâu có bằng?

Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, thời gian đào tạo lái xe hạng C là 920 giờ (học lý thuyết: 168 giờ, học thực hành lái xe: 752 giờ), tương đương khoảng 05 tháng đào tạo. Sau khi hoàn thành thời gian đào tạo, người học lái xe sẽ tham gia kỳ thi sát hạch bằng lái xe C.

Cũng theo quy định hiện hành, khi người học lái xe vượt qua kỳ thi sát hạch, thời gian cấp giấy phép lái xe ô tô hạng C là 16 ngày đến tối đa 20 ngày (không tính ngày nghỉ, ngày lễ). Thời gian được cấp bằng lái xe C đôi khi còn phụ thuộc vào số lượng bằng quá nhiều nên thời gian in bằng sẽ bị kéo dài. Nhưng thực tế, chỉ khoảng 2 tuần sau khi thi xong là tài xế có thể có lịch hẹn đến lấy bằng rồi.

Như vậy, tổng thời gian để bạn có được bằng lái xe C bao gồm cả thời gian đào tạo theo quy định là khoảng 06 tháng. Tuy nhiên, thời gian này sẽ còn phụ thuộc vào việc bạn nộp hồ sơ sớm hay chậm, quá trình học, kết quả các bài thi sát hạch của người học lái xe.

Hồ sơ thủ tục thi giấy phép lái xe hạng C bao gồm những gì?

Theo luật quy định về thi bằng lái xe hạng C, bạn có hai hình thức để sở hữu loại bằng này, đó là nâng từ hạng B2 lên C, hoặc học và thi trực tiếp. Sau đây là các bước làm hồ sơ thủ tục thi giấy phép lái xe hạng C.

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký thi sát hạch bằng lái xe hạng C

  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng C theo mẫu quy định;
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Giấy khám sức khỏe dành cho người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định (bệnh viện tuyến huyện trở lên), thời hạn không quá 6 tháng;
  • 10 ảnh thẻ 3×4 hoặc 4×6, ảnh thẻ nền xanh, chụp tóc tai gọn gàng, không để tóc mái che mắt (người học lái xe có thể chụp tại trung tâm nơi đăng ký học lái xe bằng C);
  • Bản sao giấy phép lái xe B2 (trường hợp thi sát hạch nâng hạng từ bằng B2 lên C).

Lưu ý: Người học lái xe sẽ đem theo bản chính các giấy tờ cá nhân, bằng B2 (nếu có) để đối chiếu khi nộp hồ sơ đăng ký sát hạch giấy phép lái xe hạng C

Bước 2: Nộp hồ sơ và lệ phí

  • Người học lái xe nộp hồ sơ thi sát hạch tại các cơ sở đào tạo, trung tâm, trường dạy lái xe đã đăng ký với Sở Giao thông vận tải, nộp các lệ phí theo quy định, đóng học phí khoá học.
  • Các trung tâm dạy lái xe sẽ phát cho học viên bộ 600 câu hỏi thi lý thuyết.
  • Người học lái xe sẽ được hướng dẫn học lý thuyết và thực hành theo luật hiện hành.
  • Cuối khoá học, học viên sẽ dự thi và được cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo.

Bước 3: Thi sát hạch lý thuyết và thực hành

Sát hạch lý thuyết

  • Tổng số câu hỏi: 40 câu (lấy ngẫu nhiên trong bộ đề 600 câu).
  • Thời gian làm bài: 24 phút
  • Điểm đạt: Từ 36/40 điểm trở lên và không trả lời sai câu hỏi điểm liệt.

Sát hạch thực hành

  • Bài thi sa hình: thực hiện liên tiếp 11 bài thi sa hình trong thời gian 18 phút, điểm đạt từ 80/100 điểm.
  • Bài thi đường trường: Chạy xe trên quảng đường dài 2 km và thực hiện theo hiệu lệnh trên xe, số điểm cần đạt là 80/100 điểm.

CÂU HỎI VỀ BẰNG LÁI XE HẠNG C

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xem thêm

Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe FE cần những gì? Đổi ở đâu? Bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?

Hướng dẫn đổi bằng lái xe FE hết hạn. Đổi sang thẻ nhựa. Đổi Online. …

Gọi hoặc Chat để nhận lịch khai giảng Tháng /

  • Gửi lịch học cập nhật mới nhất tại TP. HCM chi tiết từng quận, huyện
  • Chọn lịch học linh động, tối ưu và phù hợp với thời gian, địa điểm của từng học viên
  • Tư vấn thời gian thuê xe tập lái tối ưu để tiết kiệm chi phí học
  • Báo giá chi tiết từ lúc học, thi đến lúc nhận bằng, chi phí trọn gói không phát sinh
  • Đảm bảo học thực hành lái xe 1 kèm 1 (1 giáo viên kèm 1 học viên)