Lái máy cày có cần bằng lái không?

Ở các vùng nông thôn, xe máy cày, xe công nông là phương tiện chính được dùng để vận chuyển nông sản từ vườn rẫy về nhà. Vậy lái máy cày có cần bằng lái không? Điều khiển xe công nông có cần giấy phép lái xe?

Lái máy cày có cần bằng lái không?

Máy cày (công nông) là loại xe máy vừa phục vụ nông nghiệp, vừa là máy kéo nhỏ trọng tải đến 1.000 kg khi kéo theo rơ moóc lưu thông trên đường bộ. Tùy theo nhu cầu sử dụng, cơ cấu điều khiển của loại xe này có thể bằng càng hoặc vô lăng.

Để quản lý loại phương tiện này khi lưu hành trên đường giao thông công cộng, từ năm 1996, Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số 909 QĐ/TCCB ngày 2/5/1996 quy định hệ thống GPLX cơ giới đường bộ và tổ chức sát hạch cấp GPLX, trong đó có GPLX hạng A4 “có hiệu lực điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg”

Quy định này tiếp tục được Luật hóa tại Điều 54 Luật Giao thông đường bộ năm 2001 và Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Như vậy theo quy định, những người điều khiển xe máy cày, máy kéo phải có giấy phép lái xe hạng A4 và xe phải có đăng ký

Để lái xe máy cày, công nông cần bằng gì?

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, điều kiện với người điều khiển máy cày, máy kéo là tuổi, sức khỏe và có Giấy phép lái xe phù hợp.
Cụ thể, điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về giấy phép lái xe như sau:
“Điều 59. Giấy phép lái xe

1. Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.
…4. Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:

  • a) Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
  • b) Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
  • c) Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
  • d) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;
  • đ) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;
  • e) Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;
  • g) Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc…”

Tuổi và sức khỏe của người lái xe quy định tại Điều 60 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: người điều khiển máy kéo có trọng tải dưới 3500kg là người từ đủ 18 tuổi trở lên; người điều khiển máy kéo có trọng tải từ 3500kg trở lên là từ đủ 21 tuổi, sức khỏe đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xem thêm

Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe FE cần những gì? Đổi ở đâu? Bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?

Hướng dẫn đổi bằng lái xe FE hết hạn. Đổi sang thẻ nhựa. Đổi Online. …

Gọi hoặc Chat để nhận lịch khai giảng Tháng /

  • Gửi lịch học cập nhật mới nhất tại TP. HCM chi tiết từng quận, huyện
  • Chọn lịch học linh động, tối ưu và phù hợp với thời gian, địa điểm của từng học viên
  • Tư vấn thời gian thuê xe tập lái tối ưu để tiết kiệm chi phí học
  • Báo giá chi tiết từ lúc học, thi đến lúc nhận bằng, chi phí trọn gói không phát sinh
  • Đảm bảo học thực hành lái xe 1 kèm 1 (1 giáo viên kèm 1 học viên)